Làm thế nào biết đồ nhựa có độc hại hay không qua ký hiệu?

Bật mí cách chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe cả nhà.

Loại nhựa nào là an toàn cho sức khỏe?

Ký hiệu nhựa an toàn và 7 loại nhựa sử dụng phổ biến nhất.

Cách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu.

Làm sao để nhận biết các loại nhựa an toàn?

Loại nhựa nào an toàn? Các nhóm nhựa cơ bản.

Loại nhựa nào an toàn để sử dụng đựng thực phẩm?

7 loại nhựa phổ biến

Trên là một vài ví dụ trong rất nhiều bài viết nói về những loại nhựa an toàn cho sức khỏe. Bài viết này mình sẽ chia sẻ tới các bạn chi tiết từng loại nhựa, nhựa nào tốt, nhựa nào có hại cho sức khỏe nhé.

Có rất nhiều loại nhựa nhưng chúng ta chỉ quan tâm đến 7 loại nhựa cơ bản vì chúng được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống.

Hiện tại có 6 loại nhựa chính và một nhóm gồm các loại nhựa khác 6 loại nhựa chính được sử dụng rộng rãi nhất. Và chúng được chia làm 2 nhóm an toàn và không an toàn với sức khỏe con người.

nhua an toan suc khoe

*Phân loại nhựa và ký hiệu nhựa an toàn:

– Nhóm nhựa an toàn: PETE hoặc PET, HDPE, LDPE, PP.

– Nhóm nhựa không an toàn: V hoặc PVC, PS, PC và các loại nhựa khác.

(Chúng được in các ký hiệu nhựa theo tiêu chuẩn ASTM D7611 của Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Hoa Kỳ và được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như Việt Nam)

4 loại nhựa an toàn cho sức khoẻ

Nhựa số 1: PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate) an toàn cho sức khỏe

nhựa số 1

Được sử dụng rất phổ biến ở các chai lọ đựng thực phẩm: chai nước ngọt, nước suối, dầu ăn, chai nước súc miệng, hoặc thực phẩm đóng hộp (bơ, nước sốt)…

Các nhà khoa học, chuyên gia khuyên KHÔNG tái sử dụng nhựa này. Nhựa PET hay PETE không độc ở nhiệt độ thường, tuy nhiên nó dễ bị biến đổi tính chất bởi nhiệt độ và khó làm sạch.

Khuyến cáo sử dụng các loại chai lọ làm bằng như PET một lần do chúng thường có dư lượng BPA trong quá trình sản xuất (thường PET đạt tiêu chuẩn rất ít có dư lượng BPA). Đồng thời nhựa PET rất dễ bị nhiệt thay đổi tính chất cũng như hình dạng.

Ngoài ra, nhựa PET rất khó để làm sạch, khả năng tái chế cũng khá thấp (chỉ khoảng 20%) do đó để an toàn khi sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa này bạn cần hạn chế sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao, cũng như tái sử dụng nhiều lần.

Tuyệt đối không dùng để đựng các loại nước/thực phẩm nóng, các chai nước suối khi để trong xe hơi khi gặp nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư và tất nhiên không tái sử dụng các sản phẩm này.

Nhựa số 2: HDPE hay HDP (High Density Polyethylene) an toàn cho sức khỏe

nhựa số 2

HDPE hay HDP (High Density Polyethylene) được xem là loại nhựa an toàn nhất với sức khỏe hiện nay. Bạn thấy nó trong các sản phẩm yêu cầu cao về độ an toàn với sức khỏe như các lọ thuốc, bình sữa cho trẻ em, các loại lọ hủ đựng mỹ phẩm cũng như thực phẩm…

– Độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước.

– Độ bền nhiệt cao (chịu được nhiệt độ 120°C trong thời gian ngắn hoặc 110°C trong thời gian dài hơn).

– Có độ trơ về mặt hóa học (không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc tính).

Nhựa số 4: LDPE (Low Density Polyethylene) an toàn cho sức khỏe

LDPE là nhựa PE mang các đặc tính tương tự như nhựa HDPE. Thường được dùng để sản xuất các loại túi nhựa, các loại chai có thể ép, quần áo, thảm, giấy gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm sử dụng một lần…

LDPE được cho là an toàn với sức khoẻ, trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, khả năng tái chế không cao, nên đa số được sử dụng cho các sản phẩm dùng 1 lần.

nhựa số 4

Nhựa số 5: PP (Polypropylene) an toàn cho sức khỏe

Nhựa PP được xem là người bạn thân thiện với con người và môi trường vì nó an toàn với thực phẩm và rất dễ tái chế. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước si rô hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút, chai thuốc… đều được sản xuất từ nhựa số 5.

Nhựa PP có khả năng chịu nhiệt lên đến 130°C và có thể sử dụng trong lò vi sóng nếu bạn kiểm soát được nhiệt độ an toàn.

PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe. Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại.

nhựa số 5

 

3 loại nhựa không an toàn cho sức khoẻ

Nhựa số 3: V hoặc PVC (Vinyl) không an toàn

Nhựa PVC có giá thành rẻ, độ dẻo cao, dễ nóng chảy nên hiếm khi được dùng tái chế. Đặc biệt, trong PVC có chứa một số chất độc như Phthalat, DEHA có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không dùng các sản phẩm làm từ PVC để đựng thực phẩm nóng, đun nấu và đốt.

Nhựa số 3 được sử dụng để làm màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng (ống nước, vỏ bọc dây điện), và một số loại chai, hộp. Nhiều hãng sản xuất trên thế giới đã tẩy chay PVC, nhưng trên thị trường vẫn xuất hiện đồ chơi trẻ em làm bằng loại nhựa này, do đó các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến chất liệu khi lựa chọn đồ chơi cho con mình.

nhựa số 3

Lưu ý: Màng bọc thực phẩm tuyệt đối không được sử dụng ở nhiệt độ cao đây là một trong những nguyên nhân gây hại rất cao và thường xuyên bị bỏ qua.

Nhựa số 6: PS (Polystyrene) không an toàn

nhựa số 6

Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hộp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần. Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài, không nên đựng thực phẩm nóng, thực phẩm có chất kiềm và acid mạnh, vì PS sẽ bị phân giải gây hại cho cơ thể.

Nhựa PS, cũng như các sản phẩm làm từ PS không được ủng hộ sử dụng vì rất khó tái chế và có hại cho môi trường.

Nhựa số 7: PC và một số loại nhựa khác không an toàn

Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc thùng xốp đựng đồ. Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm.

nhựa số 7

Mặc dù trên thị trường rất hiếm gặp các loại hộp đựng thực phẩm và đồ gia dụng làm từ nhựa số 7, nhưng mọi người cần lưu ý khi chọn mua. Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

BPA – Chất độc phổ biến nhất ở nhựa

Bisphenol A (BPA) là một loại hợp chất hữu cơ dùng để chế biến nhựa và chất dẻo. BPA thường được tìm thấy trong các hộp đựng đồ uống có thể tái sử dụng, đồ chứa thực phẩm, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi trẻ em… Năm 2017, Cơ quan Hóa chất Châu Âu đã kết luận rằng BPA nên được liệt kê như một chất đáng lo ngại do đặc tính của nó như một chất phá hoại nội tiết.

BPA có thể dẫn đến các bệnh rất nguy hiểm như:

– Ung thư, ung thư vú, ung thư thần kinh…

– Suy chức năng tuyến giáp

– Tác dụng lên hệ thần kinh

– Viêm phế quản

– Hen suyễn và các bệnh nguy hiểm khác…

(Nguồn: Wikipedia.org)

Tóm lại

ky hieu nhua an toan cho suc khoe

Qua bài viết chi tiết này hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về các sản phẩm nhựa. Biết được cần chọn loại nhựa nào an toàn cho sức khỏe cũng như có thể tái sử dụng nhiều lần. Và tránh các sản phẩm nhựa không an toàn hoặc sử dụng chúng đúng cách.


3 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x